“MỘT BỨC THƯ CÔNG KHAI GỬI TỚI TỔNG GIÁM ĐỐC WHO | DỰ ÁN “UPDATE HIV – CHANGE THE NAME, END THE STIGMA””

Hải Đăng xin gửi tới các bạn toàn văn thư thỉnh nguyện từ nhóm Youth Agaist AIDS, một nhóm hoạt động gồm các bạn trẻ đấu tranh trong việc phòng chống AIDS trong việc đề xuất đổi tên HIV.
 
🎗️ Theo số liệu năm 2021, trên thế giới vẫn có 38.4 triệu người đang phải sống chung với HIV/AIDS, 4.000 ca nhiễm mới phát hiện mỗi ngày, trong năm 2021, có tới 1.5 triệu ca nhiễm mới được ghi nhận. Và đã có 650.000 người tử vong do AIDS. Điều này chứng minh rằng HIV/AIDS vẫn còn tồn tại và nó vẫn đang là một trong những mối đe dọa lớn mà loài người đang phải đối mặt.
 
⚠️ KÌ THỊ là nguyên nhân vô cùng lớn gây ra sự lây lan dịch bệnh nhanh chóng trong ngày nay. Sự kì thị dẫn tới những rào cản trong việc chia sẻ về bệnh một cách cởi mở và thay vào đó là sự im lặng vì lo sợ bị kì thị. Chính sự im lặng đã dẫn tới sự lan truyền ngày càng mạnh mẽ của dịch bệnh.
 
Các bạn có thể tham khảo toàn văn thư thỉnh nguyện ngay dưới đây
 
Các bạn cũng có thể tham khảo website này, để đề xuất một tên mới cho virus HIV và góp phần vào việc xóa bỏ kì thị với người nhiễm HIV: https://updatehiv.com/

MỘT BỨC THƯ CÔNG KHAI GỬI TỚI

TỔNG GIÁM ĐỐC WHO

Youth Against AIDS
Bongiwe Ndlovu | Daniel Nagel | Andiswa Thandolwethu Cindi | 
Roman Malessa | Anna Konopka-Feiler

Kính gửi Tiến sĩ. Tedros Adhanom Ghebreyesus,
Kính gửi Các nhà lãnh đạo thế giới,
Kính gửi Các công dân trên Toàn cầu,

Người trẻ thế hệ ngày nay sẽ “thừa hưởng” một vài trong số những thách thức lớn nhất mà nhân loại từng phải đối mặt. (Tuy nhiên), Đại dịch HIV không nhất thiết phải là một trong số đó. Loại Virus gây Suy giảm miễn dịch Người (HIV) là hoàn toàn phòng tránh được, chữa trị được, và với phương cách điều trị thích hợp, (thậm chí) có thể không thể bị lây truyền. Thưa Tiến sĩ Tedros, đây là điều mà ông đã nói (đó là): Chúng ta đã có mọi phương tiện cần thiết để kết thúc dịch bệnh này.

Vậy mà chỉ trong năm 2021, đã có tới 1.5 triệu ca nhiễm mới HIV. Trên toàn cầu, 38.4 triệu người đang sống chung với HIV. 1.7 triệu trong số đó là trẻ em dưới 15 tuổi, một nửa trong số đó không nhận được các biện pháp điều trị hỗ trợ sự sống.

Nếu đã có đủ phương tiện, tại sao chúng ta lại đi chệch hướng như vậy?
Ngày nay, HIV là loại dịch bệnh của tâm tưởng. Kẻ thù của chúng ta không phải là một loại virus ký sinh trong cơ thể con người, mà là suy nghĩ và thái độ của chính mình. Với rất rất nhiều người, “HIV” đồng nghĩa với sự kì thị. Những từ này chứa đựng 4 thập kỉ của sự xỉ nhục, định kiến và những niềm tin sai lệch. Đối với những người sống với HIV và những người có nguy cơ bị lây nhiễm, sự kì thị này chính là rào cản tiếp cận tri thức, sự bảo trợ và chăm sóc sức khỏe. Chính nó đã bóp nghẹt sự thảo luận (cởi mở) về virus và tạo ra sự im lặng khiến HIV lan nhanh chóng hơn rất nhiều. Virus không có trách nhiệm với điều này. Mà là chính chúng ta.

Để kết thúc dịch bệnh, chúng ta cần phải thay đổi cách thế giới nhìn nhận về HIV. Đó là lý do vì sao việc đổi tên là cần thiết.Khi ta thay đổi cách ta nói, điều đó cũng cũng thay đổi cách ta nghĩ. Thuật ngữ “HIV” gây chết người. Loài virus này, giờ đây tựa như một căn bệnh mãn tính, không nhất thiết phải như vậy. Cái tên mới sẽ giúp thế giới nhìn nhận HIV như nó là ở thời điểm hiện tại: Một thách thức toàn cầu mà khoa học, cùng với xã hội, có thể vượt qua. Một cái tên mới có thể giúp chúng ta hướng tới tương lai, thay vì quá khứ.

Ta thay đổi cách ta nói, Ta thay đổi cách ta nghĩ. Và để có thể kết thúc đại dịch HIV, điều đó cần phải được tiến hành.

Cùng đổi tên. Cùng kết thúc sự kì thị. Vĩnh viễn.

Thương mến,

Những người trẻ chống AIDS

Bongiwe Ndlovu | Daniel Nagel | Andiswa Thandolwethu Cindi |                                              Roman Malessa | Anna Konopka-Feiler

317348764 2548404001973436 6321573720838204304 n
Tác giả
-
Năm xuất bản
-
Lĩnh vực
-
Đối tượng
-
MG 7251

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *