ANH ĐOÀN THANH TÙNG – TRAO QUYỀN CHO THẾ HỆ LÃNH ĐẠO TRẺ
Anh Đoàn Thanh Tùng hiện là Giám đốc Điều hành của Doanh nghiệp xã hội Hải Đăng, hiện anh cũng là Quản lý Chương trình cho tổ chức Y+ Toàn cầu (Y+ Global) và một người vận động cho các dịch vụ chăm sóc lấy con người làm trung tâm của IAS, mục tiêu này được chứng thực thông qua phòng khám Hải Đăng, một hình mẫu phòng khám lấy khách hàng làm trung tâm, cùng dẫn dẵn và chăm sóc toàn diện ngay lần thăm khám đầu tiên cho người trẻ sống với H hoặc bị ảnh hưởng bởi H. Đây là câu chuyện của anh…
“Người trẻ có rất nhiều tiềm năng. Họ có sự sáng tạo, có ý tưởng, có năng lượng và lòng tận hiến với cộng đồng. Họ hiểu rõ nhu cầu, bối cảnh và văn hóa của cộng đồng mà họ đang sinh sống. Nếu họ nhận được sự trợ lực đúng đắn, chắc chắn họ sẽ tạo ra những dự án tuyệt vời, biến những lý thuyết hàn lâm thành thực hành trong đời thực.”
Tôi mới chỉ 21 tuổi khi vào Hải Đăng năm 2015. Khi ấy tôi cảm thấy tiếng nói của người trẻ thường không được lắng nghe trong các buổi thảo luận, và các mục tiêu của người trẻ luôn bị coi là ưu tiên thấp hơn so với những mục tiêu của những người lớn hơn.
Được truyền cảm hứng bởi những người thành lập Hải Đăng, những người đã từng thuộc nhóm cộng đồng đích, sử dụng tiếng nói và khả năng để phát triển nhiều chương trình đa dạng cho người trẻ. Các chương trình của Hải Đăng đều được thiết kế để giải quyết vấn đề HIV và các vấn đề sức khỏe khác cho cộng đồng dựa trên 06 ưu tiên chính: giáo dục, cung cấp dịch vụ chất lượng và dịch vụ thân thiện, vận động quyền, nâng cao năng lực cộng đồng, tiến hành nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng, huy động và đoàn kết cộng đồng.
Ta cần phải lắng nghe
Để giảm số lượng người gặp HIV mới, chúng ta cần tham gia cùng người trẻ và lắng nghe họ, đặc biệt là nhóm cộng đồng đích, những người dễ bị tổn thương. Chúng ta cần phải hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới định hướng điều trị của họ, cũng như những hành vi xã hội có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của họ, bao gồm cả sự kì thị, phân biệt đối xử và kiến thức HIV. Việc khuyến khích sự tham gia của người trẻ là tối quan trọng trong việc thiết kế, thực hiện và điều phối chương trình.
Rất nhiều người trẻ không tin rằng họ có thể đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo. Chúng tôi cung cấp cho người trẻ một nền tảng và trao cho họ các công cụ để họ có thể tự áp dụng trong công việc của mình và nâng cao tiếng nói. Điều đó có nghĩa là khuyến khích người trẻ tham dự và dẫn dắt các buổi tham vấn, tự đề ra những phương pháp điều phối và dẫn dắt thảo luận. Từ đó ta có sự chính danh để vận động và giúp người trẻ có mặt và hiện diện tại những cuộc họp cao cấp với các tổ chức như Quỹ Toàn cầu (Global Fund) hay PEPFAR.
“Người trẻ có rất nhiều tiềm năng. Họ có sự sáng tạo, có ý tưởng, có năng lượng và lòng tận hiến với cộng đồng. Họ hiểu rõ nhu cầu, bối cảnh và văn hóa của cộng đồng mà họ đang sinh sống. Nếu họ nhận được sự trợ lực đúng đắn, chắc chắn họ sẽ tạo ra những dự án tuyệt vời, biến những lý thuyết hàn lâm thành thực hành trong đời thực.
Hãy chấp nhận rủi ro!
Tôi khuyến khích người trẻ chấp nhận rủi ro, khi bạn chấp nhận rủi ro, bạn cũng có khả năng cao phải nhận lấy sự thất bại. Thất bại đôi khi là một cách tốt để học hỏi và chuyển hóa những bài học cho sự thành công (về sau này). Tôi luôn khuyến khích các bạn trẻ đoàn kết với những người khác, đặc biệt là cộng đồng đích, cùng nhau nắm tay, đoàn kết và xác định những mục tiêu và tầm nhìn chung. Khi chúng ta đứng cùng chiến tuyến, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn nhiều.
Chúng tôi đã tiếp cận được tới hơn 100.000 người trong nhóm cộng đồng đích kể từ khi thành lập, cùng tham gia với chúng tôi trong các chương trình giáo dục thông qua các chiến dịch và mạng xã hội. Chúng tôi đã tiến hành tới 15 nghiên cứu do cộng đồng dẫn dắt và 30 bài báo công bố trên tạp chí khoa học, thuyết trình tại các hội nghị, hội thảo, mang những góc nhìn và thông điệp của cộng đồng tới không gian học thuật. Trong năm nay, chúng tôi sẽ tổ chức diễn đàn khoa học cộng đồng đầu tiên ở Việt Nam, cộng tác với Trung tâm phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (US.CDC) ngay sau hội nghị IAS 2023 IAS lần thứ 12 về khoa học HIV, được tổ chức tại Brisbane, Úc vào tháng Bảy tới.
Các bài liên quan
Related Posts
Sara Millerey – Colombia: Câu chuyện thương tâm về bạo lực với người chuyển giới khiến cả thế giới bàng hoàng
Sara Millerey – nạn nhân của bạo lực với người chuyển giới tại Colombia Sara...
Th4
Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng: Hành trình xây dựng sức khỏe toàn diện cho cộng đồng
Ngày Sức khỏe Thế giới 2025, với chủ đề “Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai...
Th4
Nâng Cao Kỹ Năng Truyền Thông – Giải Pháp Thích Ứng Trong Bối Cảnh Thách Thức
Vào ngày 10 và 11 tháng 3 năm 2025, Doanh nghiệp Xã hội Hải Đăng...
Th3
Nguy Cơ Đánh Mất Thành Quả 14 Năm Phòng Chống HIV/AIDS tại Việt Nam – Giải Pháp Nào Để Duy Trì Thành Tựu?
Vừa qua, DNXH Hải Đăng đã tham dự cuộc họp chia sẻ kết quả ước...
Th3
HỌC VIỆN CẦU VỒNG 2024 – HÀNH TRÌNH TRUYỀN CẢM HỨNG TỪ “TÔI” ĐẾN “CHÚNG TA”
Học viện Cầu Vồng 2024 đã chính thức khép lại, đánh dấu một hành trình...
Th1
INCLUSICamp – TRẠI HÈ VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ SỨC KHỎE TÌNH DỤC: MỘT CHƯƠNG TRÌNH ĐẦY Ý NGHĨA
INCLUSICamp đã chính thức khép lại vào hai ngày 28-29/09, để lại những kỷ niệm...
Th10